•·.·´¯`·.·• ( Crazy Night - Fan Angel Ran ) •·.·´¯`·.·•
Chào mừng bạn đến với Crazy Night - Fan Angel Ran
Hãy cùng thỏa mình đến với chúng tôi và nổi loạn theo phong cách của bạn =))
•·.·´¯`·.·• ( Crazy Night - Fan Angel Ran ) •·.·´¯`·.·•
Chào mừng bạn đến với Crazy Night - Fan Angel Ran
Hãy cùng thỏa mình đến với chúng tôi và nổi loạn theo phong cách của bạn =))


Một thế giới không có bất cứ khoảng cách dành cho fan's Ran . Tham gia để góp vui cho Crazy Night
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

|

Nghệ thuật Trà Đạo Nhật Bản

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Wed Jun 27, 2012 9:43 am
Sherry Sakura

Members
Sherry Sakura
Members

http://sakurafanland.lovelyforum.net
Tổng số bài gửi : 55
Xu : 112
Điểm : 4
Chòm sao : Libra
Giới tính : Nữ Birthday : 13/10/1999
Đến từ : Clow

Thông tin thành viên
Tổng số bài gửi : 55
Xu : 112
Điểm : 4
Chòm sao : Libra
Giới tính : Nữ
Birthday : 13/10/1999
Đến từ : Clow
Hiện giờ đang:

Bài gửiTiêu đề: Nghệ thuật Trà Đạo Nhật Bản



Nghi Lễ Trà Đạo

Có lẽ, một trong những nét văn hóa đặc sắc nhất của Nhật Bản là Trà Đạo – một loại nghệ thuật thưởng thức trà. Gọi là “nghệ thuật”, bởi lẽ việc uống trà của người Nhật thực sự mang tính nghệ thuật rất cao, đồng thời cũng mang phong cách sống của người dân Nhật.
Theo truyền thuyết, vào khoảng thế kỷ 12, có nhà sư Eisai sang Trung Hoa để tham vấn học đạo. Khi trở về nước, ngài mang theo một số hạt trà về trồng và phổ biến tác dụng của trà cùng với cách thức uống trà. Thời kì sau đó, trà được sử dụng phổ biến trong giới quý tộc.
Đến thế kỉ 14, một nhà sư tên là Murata Juko đưa văn hóa uống trà thành nghệ thuật. Với tư cách là một nhà sư, ông rất coi trọng cuộc sống tinh thần. Ông tìm thấy vẻ đẹp giản dị trong văn hóa uống trà hòa cùng với tinh thần Thiền – Zen trong Phật Giáo. Từ đó Trà đạo ra đời.
Từ uống trà, cách uống trà, rồi nghi thức uống trà cho đến trà đạo là một tiến trình không ngưng nghỉ mà cái đích cuối cùng người Nhật muốn hướng tới đó là cải biến tục uống trà du nhập từ ngoại quốc trở thành một tôn giáo trong nghệ thuật sống của chính dân tộc mình, một đạo với ý nghĩa đích thực của từ này. Hiển nhiên ở đây trà đạo, không đơn thuần là con đường, phép tắc uống trà, mà trên hết là một phương tiện hữu hiệu nhằm làm trong sạch tâm hồn bằng cách hòa mình với thiên nhiên, từ đó tu tâm dưỡng tính để đạt giác ngộ.

Trà viên

Tinh thần của trà đạo được biết đến qua bốn chữ “Hoà, Kính, Thanh, Tịch”.
“Hòa” có nghĩa hài hòa, hòa hợp, giao hòa. Đó là sự hài hòa giữa trà nhân với trà thất, sự hòa hợp giữa các trà nhân với nhau, sự hài hòa giữa trà nhân với các dụng cụ pha trà.
“Kính” là lòng kính trọng, sự tôn kính của trà nhân với mọi sự vật và con người, là sự tri ân cuộc sống. Lòng kính trọng được nảy sinh khi tinh thần của trà nhân vươn tới sự hài hòa hoàn toàn.
Khi lòng tôn kính với vạn vật đạt tới sự không phân biệt thì tấm lòng trở nên thanh thản, yên tĩnh. Đó là ý nghĩa của chữ “Thanh”.
Khi lòng thanh thản, yên tĩnh hoàn toàn thì toàn bộ thế giới trở nên tịch lặng, dù sống giữa muôn người cũng như sống giữa nơi am thất vắng vẻ tịch liêu. Lúc đó, thế giới với con người không còn là hai, mà cả hai đều vắng bặt. Đó là ý nghĩa của chữ “Tịch”.
Bốn chữ “Hòa, Kính, Thanh, Tịch” như một thước đo bản thân vị trà nhân đang ở vị trí nào trên con đường Trà đạo.
Để có thể tiến hành những nghi thức Trà đạo đúng nghĩa, cần phải có một không gian thanh tịnh và hoài hòa với cảnh sắc thiên nhiên. Đáp ứng những tiêu chuẩn đó mà dần hình thành hai không gian thưởng trà chính, đó là Trà Viên và Trà Thất.
Trà Viên: là một khu vườn được thiết kế phù hợp với việc ngắm hoa, và thưởng thức trà. Trà viên đòi hỏi bố cục khu vườn phải tinh tế, làm cho khu vườn vẫn giữ được nét tự nhiên.

Trà thất

Trà thất: là một căn phòng nhỏ dành riêng cho việc uống trà, nó còn được gọi là “nhà không”. Đó là một căn nhà mỏng manh với một mái tranh đơn sơ ẩn sau một khu vườn. Cảnh sắc trong vườn không loè loẹt mà chỉ có màu nhạt, gợi lên sự tĩnh lặng. Trà thất làm ta nghĩ đến cái vô thường và trống rỗng của mọi sự.
Trà thất không có một vẻ gì là chắc chắn hay cân đối trong lối kiến trúc, vì đối với Thiền, sự cân đối là chết, là thiếu tự nhiên, nó quá toàn bích không còn chỗ nào cho sự phát triển và đổi thay. Điều thiết yếu là ngôi Trà thất phải hòa nhịp với cảnh vật chung quanh, tự nhiên như cây cối và những tảng đá. Lối vào Trà thất nhỏ và thấp đến nỗi người nào bước vào nhà cần phải cúi đầu xuống trong vẻ khiêm cung, thể hiện sự bình đẳng, không phân biệt giai cấp. Ngay trong Trà thất cũng ngự trị một bầu không khí lặng lẽ cô tịch, không có màu sắc rực rỡ, chỉ có màu vàng nhạt của tấm thảm rơm và màu tro nhạt của những bức vách bằng giấy.
Tokonoma: một góc phòng được trang trí và hơi thụt vào trong so với vách tường. Tokonoma là một trong bốn nhân tố thiết yếu tạo nên phòng khách chính của một căn nhà. Có một vài dấu hiệu để biết đâu là tokonoma. Thông thường, có một khu vực để treo tranh hoặc một bức thư pháp. Hay có một cái giá nhỏ để đặt hoa, có thể là một chiếc bình, có thể nhìn thấy một hộp hương trầm. Khi bước vào một trà thất, người ta thường quỳ và ngắm tokonoma một lát. Thiền gây ảnh hưởng đến tokonoma lẫn chabana… chỉ khi chúng ta chú tâm đến những chi tiết nhỏ bé trong cuộc sống thì mới thấy vẻ đẹp trong những điều giản dị.

Chabana: phong cách cắm hoa đơn giản mà thanh lịch của Trà đạo, có nguồn gốc sâu xa từ việc nghi thức hóa Ikebana. Phong cách của chabana là không có bất kỳ qui tắc chính thức nào để trở thành chuẩn mực cho nghệ thuật cắm hoa trong trà thất. Hoa thể hiện tình cảm của chủ nhà trong một buổi tiệc trà. Hoa được cắm trong một chiếc bình hoặc một cái lọ mộc mạc với phong cách thay đổi theo mùa. Hoa trong phòng trà gợi được cho người ngắm cảm giác như đang đứng giữa khu vườn tự nhiên.
Kakejiku: có thể là một bức tranh treo tường, một bức thư pháp hoặc là sự kết hợp cả tranh và chữ (thư họa) ở tokonoma. Những bức thư pháp treo tại tokonoma thường mang nghĩa sâu xa, có thể là một công án Thiền tông. Chẳng hạn: “Bình thường tâm thị đạo” hoặc đơn giản chỉ là một chữ “Vô”
Nước pha trà là nước suối, nước mưa hay nước đã qua khâu tinh lọc. Khi pha trà, người ta lấy nước ở tầng giữa của ấm vì tầng giữa tượng trưng cho Hiện Tại (Tầng dưới -sát đáy ấm- là Quá Khứ, tầng trên cùng là Tương Lai)

Đạo cụ dùng trong Trà Đạo
Trà, nước pha trà, ấm nước, ấm nước, lò nhỏ, chén trà, hủ đựng trà, khăn nhỏ, muỗng múc trà, gáo múc trà, bình trà, tách trà và bánh ngọt.

Sau đây là những vật dụng cần thiết cho việc pha trà xanh:
a. Một cái bình thủy: để chứa nước sôi. Thường loại dung tích khoảng 2 lít nếu dùng cho 4, 5 người uống trà.
b. Một bình pha trà: thường bằng đất nung màu đen hay nâu có cán cầm (khác với loại có quai, tuy nhiên đây cũng không phải là điều bắt buộc). Bình pha trà cũng có khi bằng kim khí rất nặng màu đen, có quai xách. Thường bình pha trà có dung tích khoảng 200 ml (bằng trái cam), nếu cỡ khoảng 400ml (bằng trái bưởi) đã được coi là to. Rất hiếm có bình pha trà cỡ lớn hơn 500ml vì làm loãng, mất mùi vị trà và nhất là không đẹp mắt. Với những cỡ bình lớn người ta thường dùng để pha những loại trà hạ phẩm (loại nhiều cuống lá, lá già thô hay loại trà xanh pha trộn với gạo rang...). Loại trà này thường được pha để uống trong các Restaurants hay cho nhân viên lao động trong giờ giải lao của hãng xưởng. Dùng cho gia đình hay tiếp khách thăm viếng, khoảng dưới 5 người, chiếc bình trà cỡ 300ml được coi là tốt nhất.
Hầu hết các bình pha trà xanh của Nhật Bản đều có một tấm lưới rất mịn bằng kim khí bao phía trong vòi ấm hay là một cái phễu lọc bằng lưới nằm sát vào miệng ấm để đựng trà, giữ lại không làm cho bã trà ra tách khi rót trà.
c. Một bộ ly uống trà: thường cỡ khoảng 70ml đến 100ml. Hình tròn, hay hình ống, đôi khi có hình dạng méo mó. Thường màu đậm hay nhiều màu in hình hoa trái hay viết những chữ Nhật Bản dạng chữ thảo. Tuy nhiên màu sắc không diêm dúa với màu đỏ gay gắt nhãn giới như trên các đồ sứ của Trung Hoa. Ly tách uống trà của Nhật Bản có màu thanh thoát, êm dịu, dễ thương hơn. Tách uống trà có thể có nắp hay không, nhưng phải có một đĩa nhỏ đễ đỡ tách uống trà.
d. Hộp đựng trà: trà xanh bán trên thị trường thường được đóng kín trong một bịch bằng alumin với chân không, hay bằng những hộp bằng kim khí rất kín. Sau khi mua về, bỏ bao bì, trà được đựng trong một chiếc hộp dung tích cỡ 100ml -300ml, bằng kim khí có 2 nắp. Nắp ở phía trong bằng plastic hay bằng kim khí. Nắp phía ngoài hộp, ngoài tác dụng đậy hộp trà cho kín, nhưng còn được dùng như một dụng cụ để đo lường trà chính xác trước khi cho trà vào bình. Người pha trà lấy một chiếc muỗng bằng tre gạt trà vào trong chiếc nắp, tùy theo số người uống để tránh tình trạng nhiều ít không đều.
Ðó là những dụng cụ mà mọi gia đình Nhật Bản đều phải có và được coi như đồ dùng hàng ngày của gia đình. Tuy nhiên trong trường hợp tiếp khách, họ còn mang ra thêm vài dụng cụ khác nữa để tạo vẻ lịch sự và đẹp mắt. Chẳng hạn:
- Một cái bình uống trà thứ hai dùng để điều chỉnh độ nóng của nước pha trà (hình thức cái chén Tống của lối uống trà của Việt Nam hay Trung Hoa ).
- Một cái bình khá lớn bằng đất nung màu đen, thường có nhiều hình dạng khác nhau để đựng nước tráng tách uống trà, bình pha trà hay đựng trà cặn mỗi lần uống trà mới. (giống như cái khay có nan bằng tre để trên một cái chậu để đổ nước dư thừa của Trung Hoa. Hình thức này người Nhật không bao giờ dùng, họ thà đựng vào một cái tách uống trà rồi mang đi đổ chứ không dùng đến vì thô kệch và không đẹp mắt đó!).
- Một cái khay đựng tách và bình trà bằng gỗ (thường màu nâu và hình vuông hay chữ nhật) được che phủ bởi một tấm khăn xinh xắn, sạch sẽ để người pha trà lau khô tách uống trà trước khi rót trà cho khách.
Ngoài ra còn rất nhiều dụng cụ lỉnh kỉnh khác như muỗng lấy trà bằng tre. Cái máng nho nhỏ bằng tre hay gỗ để ước lượng số trà nhiều ít trước khi ruôn trà vào bình... tất cả tùy thuộc vào mức độ quan trọng của cuộc uống trà và sự cầu kỳ tiếp khách của chủ nhân.

Tài sản
CLick Vào Xem Tài Sản Của Sherry Sakura





Wed Jun 27, 2012 9:45 am
Sherry Sakura

Members
Sherry Sakura
Members

http://sakurafanland.lovelyforum.net
Tổng số bài gửi : 55
Xu : 112
Điểm : 4
Chòm sao : Libra
Giới tính : Nữ Birthday : 13/10/1999
Đến từ : Clow

Thông tin thành viên
Tổng số bài gửi : 55
Xu : 112
Điểm : 4
Chòm sao : Libra
Giới tính : Nữ
Birthday : 13/10/1999
Đến từ : Clow
Hiện giờ đang:

Bài gửiTiêu đề: Re: Nghệ thuật Trà Đạo Nhật Bản



Cách pha trà
Gồm những thủ tục cần thiết sau đây:
a. Nước pha trà:
Tuyệt đối không bao giờ lấy nước đang sôi để pha trà, có nghĩa là không thể nào dùng nước đang sôi trong bình ruôn vào bình pha trà. Lý do trông không đẹp mắt và nhất là tất cả các loại trà Nhật Bản (trà xanh, trà bột dùng trong lễ dâng trà (Sado) không bao giờ dùng nước đang sôi! Nước pha trà phải được đựng trong một bình thủy (uống trà thông thường) hay nước được nấu trong một cái ấm kim khí không nắp trên bồn than rất yếu để giữ nước ở khoàng 80-90 độ celcius (trà đạo) .
b. Làm ấm dụng cụ:
Ấm pha trà và tách uống trà được tráng bằng nước sôi trong bình thủy để làm ấm dụng cụ, sau đó dùng khăn lau khô trước khi sử dụng.
c. Cho trà vào ấm pha trà:
Thường với loại trà ngon cỡ trung bình ngươì ta thuờng tính cho mỗi một người khách khoảng một muỗng cà-phê trà xanh. Tuy nhiên nếu dưới 3 người khách, nên cho hơn một tí để tránh quá nhạt. Dĩ nhiên với những người ghiền trà, thích uống đậm lại là vấn đề khác!
d. Pha trà:
Với loại trà xanh cỡ trung bình, người ta thường pha trà 3 lần khác nhau như sau:
- Lần thứ nhất: được pha với nước nóng ở khoảng 60 độ C, để trà ngấm khoảng 2 phút đồng hồ trước khi rót cho khách. Nước sôi từ bình thủy được rót ra một cài bình trà khác (hay chén tống) để giảm nhiệt độ trước khi cho vào bình pha trà. (lý do tại sao sẽ được giải thích ở phần sau).
- Lần thứ hai: pha với nước nóng khoảng 80 độ trong khoảng 30-40 giây, có nghĩa là cho nước vào ấm pha trà, hơi lắc nhẹ và rót ra tách cho khách ngay. Nước cũng được rót qua bình trung gian nhưng mau lẹ hơn để có nhiệt độ mong muốn. (Tuy nhiên, những người pha trà quen thuộc, khéo tay họ có thể điều chỉnh nhiệt độ từ bình thủy rót vào bình pha trà bằng các thủ thuật như rót nước thật chậm, để cao vòi nước trên bình pha trà...)
- Lần thứ ba: Nước pha ở nhiệt độ khoảng 90 độ C, cũng khoảng 30- 40 giây. Nước có thể ruôn trực tiếp từ bình thủy vào ấm trà, vì nước sôi khi qua các giai đoạn rót vào bình thủy, rồi từ bình thủy rót vào ấm pha trà đã có nhiệt độ khoảng 90 độ C.
Với những loại trà ngon đặc biệt, người ta có thể pha trà lần thứ 4 hay lần thứ 5 (cách thức pha như lần thứ 3) mà nước trà vẫn xanh và còn mùi vị. Nhưng những loại trà xanh hạ phẩm, rẻ tiền việc pha trà hơi khác hơn chút đỉnh. Chẳng hạn lần thứ nhất phải ở nhiệt độ cao hơn (70- 80 độ, 2 phút), lần thứ hai (90 độ, khoảng 1- 2 phút) và không có lần thứ 3 vì hết mùi vị rồi. (giải thích ở phần dưới).
e. Lượng nước pha trà:
Người pha trà phải biết ước lượng cho bao nhiêu nước pha vào bình trà, không thể pha trà xanh Nhật Bản bằng cách cứ cho nước vào đầy bình rồi rót cho khách theo lối pha trà của Tàu hay Việt Nam được. Mà phải biết dung tích của tách uống trà và số tách để cho đúng lượng nước để mỗi lần rót trà cho khách phải hết trọn vẹn nước trong bình pha trà. Nếu còn sót lại sẽ làm giảm phảm chất của lần uống trà kế tiếp vì sai nhiệt độ, vì oxy hoá làm mất màu xanh đẹp của trà v.v...

Cách rót trà
Không bao giờ rót trà cho khách một lần đầy tách rồi rót tiếp cho người khách kế tiếp! Làm như vậy sẽ có sự khác biệt về độ đậm nhạt của nước trà trong mỗi tách, cũng như không đều về lượng trong mỗi tách (tách đầu tiên quá nhiều, tách cuối cùng rất ít, quá đậm vì thời gian trà ngấm ra nhiều hơn hay không còn nước cho người kế tiếp!). Vì vậy tất cả các tách của khách đều được để trong khay trà rồi rót theo thứ tự 1, 2, 3, 4... rót lần đầu khoảng 30ml (cho mỗi tách, cỡ lớn 70 ml),sau đó rót lần thứ hai với thứ tự ngược lại 4, 3, 2 ,1 mỗi lần khoảng 20ml (cho mỗi tách có tổng cộng 50ml nước trà) nếu còn dư chút ít trong bình, nên co giãn để phân đều cho các tách. Sau đó mới đưa mời khách.
Chính vì lý do này, người pha trà phải căn làm sao cho đủ (không thiếu, không thừa) cho tất cả khách, mỗi người khoảng 50ml (với loại tách uống trà cỡ 70-80 ml).

Cách uống trà
Khi uống trà xanh Nhật Bản (cũng như uống trà bột trong lễ dâng trà) người Nhật phải ăn một vài loại bánh ngọt để làm gia tăng hương vị của trà.
Bánh ngọt trong Trà Đạo: Dùng bánh trước khi uống trà sẽ làm cho khách cảm thấy hương vị đậm đà đặc sắc của trà. Trong những lễ hội 4 mùa, người Nhật làm những chiếc bánh hình dáng nhỏ nhắn để thể hiện phong vị thiên nhiên. Bánh truyền thống nổi tiếng được lấy cảm hứng từ vẻ đẹp thiên nhiên, bốn mùa, từ thơ Waka, Haiku (là các thể thơ cổ của Nhật Bản) và cảm hứng từ quê hương.
Trước khi uống trà, người ta ăn vài miếng bánh (phải ăn hết bánh trong miệng rồi mới uống trà, không nên vừa ăn vừa uống). Sau đó thỉnh thoảng ăn thêm bánh và uống trà tiếp theo. Với cách này sẽ làm gia tăng hương vị của trà xanh một cách lạ kỳ.
Uống trà xanh Nhật Bản hoàn toàn khác với lối uống nhâm nhi từng tí một trong lối uống trà Tàu của những vị nhà Nho Việt Nam. Người Nhật uống thành ngụm đàng hoàng để có đủ lượng nước trà thấm vào tất cả các màng niêm của miệng.
nguồn từ: myopra.com

Tài sản
CLick Vào Xem Tài Sản Của Sherry Sakura







Nghệ thuật Trà Đạo Nhật Bản Collap11Trả lời nhanh
Trang 1 trong tổng số 1 trang